Mặt trận thứ 2 Quốc-Cộng_nội_chiến_lần_thứ_hai

Cải cách ruộng đất

Trong giai đoạn này Chính phủ Trung Hoa dân quốc tức Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc dựa vào Hiến pháp để lấy lòng người dân, đối đầu với Đảng Cộng sản. Tháng 4/1947 Chính phủ lâm thời chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp thông qua Nghị quyết của Hội nghị Chính trị Hiệp thương để sửa đổi, kết thúc chế độ độc Đảng, tiến hành cho phép các Đảng phái tham gia Chính phủ. Từ 21-23/11/1947 Quốc Dân Đảng tổ chức bầu cử lần đầu tiên Đại hội Quốc dân lần thứ 1, 3045 đại biểu trúng cử. Tháng 3/1948 Hội nghị thứ nhất Đại hội Quốc dân lần thứ 1 (Quốc hội khóa 1) được tiến hành để bầu Tổng thống và Phó Tổng thống. Tháng 5, Chính phủ Trung Hoa dân quốc chính thức hoạt động.

Tháng 10/1945 Chính phủ Trung Hoa dân quốc công bố biện pháp giảm tô. Năm 1946 công bố "Luật Đất đai" Chính phủ mua đất từ các chủ sở hữu cung cấp cho người nghèo, đạt được đất cho dân cày. Năm 1948 Lập pháp Viện thông qua "Chương trình cải cách ruộng đất" quán triệt mục tiêu đất cho dân cày. Đến năm 1949 Chính phủ hoàn thành chương trình cải cách ruộng đất, dự kiến tới năm 1952 hoàn thành cơ bản mục tiêu đất cho dân cày. Đối với vùng chiếm đóng của Đảng Cộng sản để cải cách ruộng đất, tháng 10 năm 1946 Hành chính viện công bố "Biện pháp xử lý ruộng đất tại khu vực bình định", Đảng Cộng sản phải trả lại ruộng đất cho Chính phủ, Quốc quân chiếm sau, ruộng đất địa chủ không được quy hoàn toàn về nông dân. Do Đảng Cộng sản tiến hành chống lại chính sách, địa chủ và dân quân tham gia Quốc dân sau khi về quê, thực tế các địa chủ dùng mọi thủ đoạn để trách tổn thất.

Đảng Cộng sản trong thời kỳ kháng chiến ra chính sách giảm tô, giảm tức, ban bố "Luật Đất đai Trung Quốc". Chính sách cơ bản chia ruộng đất phù hợp với bần nông, trung nông, phù nông và địa chủ. Địa chủ và phù nông bị thu, địa chủ bị phê bình đấu tố do đã bóc lột làm cho bần nông và điền nông nghèo đói. Năm 1947, cải cách ruộng đất vào thời kỳ cao trào, thu đất đai của trung nông lại tiếp tục phân chia. Do đó nông thôn xuất hiện tình trạng khủng bố, báo cáo được gửi từ Tấn Tuy "Đa phần quần chúng hoảng loạn, sản xuất ngưng trệ, cộng với thảm họa tọa tình trạng nghiêm trọng. Phú nông, địa chủ chạy trốn, ngay đối với bần nông cũng bỏ chạy". Đến những bần nông cũng bị tịch thu ruộng đất. "Người dân dùng muối nước để chết, và dùng lửa để thiêu". Lòng người hoảng loạn.

Sau báo cáo, ngày 25/12/1947 Mao Trạch Đông tại Thiểm Bắc đã ra chỉ thị triển khai để báo cáo với Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản, đề xuất phương châm cải cách ruộng đất "Bần nông liên hợp với trung nông tiêu diệt địa chủ giai cấp và quy tắc phú nông để đánh đổ chế độ phong kiến và bán phong kiến", nhấn mạnh "Kiên quyết duy trì đoàn kết trung nông, không gây tổn hại lợi ích trung nông", "cho dù phát sinh 1 hộ trung nông thành địa chủ, cũng phải xem xét sửa đổi toàn bộ". Sau đó Trung ương Đảng Cộng sản và Mao Trạch Đông đầu năm 1948 liên tục ban hành chỉ thị, yêu cầu duy trì các chính sách không gây bất lợi với trung nông, cho trung nông sở hữu cao hơn chút ít. Phân ra thứ bậc tân phú nông và cựu phú nông, xem xét của cải của tân phú nông đãi ngộ cho trung nông. Yêu cầu được khoán của các địa phương trong cải cách ruộng đất cho địa chủ và phú nông là 10% dân cư. Sau sửa chữa năm 1948, cải cách ruộng đất trở lại bình thường và có trật tự.

Cải cách Tài chính

Cuộc chiến nổ ra, thâm hụt ngân sách Chính phủ Trung Hoa dân quốc ra tăng, buộc phải in thêm tiền dẫn tới tình trạng lạm phát tăng cao. Lượng vàng bị giảm sút đáng kể. Tháng 8/1948 Chính phủ phát hành "Kim viên khoán" trên danh nghĩa quy đổi ra vàng không giới hạn. Kim Viên Khoán được tung ra nhằm mục đích thu hút lượng vàng của người dân, thu đổi ngoại tệ. Do không có sự giới hạn cho sự quy đổi dẫn tới siêu lạm pháp.Nền kinh tế Quốc dân rơi vào tình trạng hỗn loạn. Tới tháng 7/1949 1 tỷ kim viên khoán cũng không đổi lấy được 1 USD, trong khi đó tháng 10/1948 1 tỷ kim viên bản tương đương 15 triệu lượng vàng. Tuy nhiên do tính toàn của Tưởng Giới Thạch về nguy cơ đại lục sẽ rơi vào tay của Đảng Cộng sản nên đã chuyển toàn bộ số vàng quy đổi được ra Đài Loan.Tưởng Giới Thạch đã vận chuyển hơn 40 triệu lượng vàng, trong đó có 14 triệu lượng về lại đại lục, trong đó khoảng 5 triệu lượng vàng được sử dụng cho quân đội, khoảng 6 triệu được chi tiêu cho chính phủ Trung Hoa dân quốc Đảng. Số vàng được cất giữ tại Đài Loan vào khoảng 35 triệu lượng, tương đương với 80 triệu quân dân mỗi người được chia 50 USD. Một phần số vàng này được dùng để hỗ trợ việc phát hành Tân Đài Tệ

Quân Giải phóng ngày càng chiếm ưu thế trên chiến trường, để phát triển kinh tế cần có một đồng tiền thống nhất chung. Tháng 4/1947 Trung ương Đảng Cộng sản thành lập "ban kinh tế Hoa Bắc" do Đổng Tất Võ làm chủ nhiệm, với nhiệm vụ tái thống nhất kinh tế tại vùng giải phóng và ra đồng tiền chung. Tháng 10/1947 thành lập Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc lâm thời. Ngày 1/12/1948 Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc được chính thức thành lập tại Thạch Gia Trang, Hà Bắc, đồng thời phát hành tờ Nhân dân tệ.

Biểu tình sinh viên

Đảng Cộng sản Trung Quốc tại sau tuyền tuyến thông qua hoạt động bí mật của Đảng viên, kích động biểu tình trong tầng lớp sinh viên, đặc biệt tháng 5/1947 tại Thượng Hải, Nam Kinh sinh viên Đại học xuống đường tuần hành "Chống nạn đói, chống nội chiến", cuộc tuần hành của sinh viên đã bị quân đội đàn áp đẫm máu. Đảng Dân chủ Đồng minh Trung Quốc, đảng phái hỗ trợ Đảng Cộng sản vào tháng 10/1947 trước khi bị cấm đã phối hợp với Đảng Cộng sản tích cực tuần hành biểu tình cùng sinh viên đấu tranh. Ngày 15/8/1948 Bộ Giáo dục Chính phủ Trung Hoa dân quốc thống kê "học sinh sinh viên trong vòng 1 năm đã biểu tình tuần hành 109 lần, trì hoãn việc học tập 506 ngày, biểu tình trên 18 thành phố quan trọng".

Danh sách các cuộc biểu tình lớn của học sinh sinh viên từ cuối năm 1946-10/1949

Các cuộc biểu tình lớn của học sinh sinh viên từ cuối năm 1946-10/1949
Thời gianĐịa điểmNguyên nhânHoàn cảnhGhi chú
tháng 12/1946Bắc BìnhNữ sinh Đại học Bắc Kinh Trầm Sùng Án bị 1 binh sĩ người Mỹ cưỡng hiếpVận động trên toàn quốc chống Hoa KỳĐảng Cộng sản lãnh đạo
tháng 5/1947Nam KinhGiá cả tăng cao, học phí đại học công lập tự phát không theo quy địnhVận động trên toàn quốc chống đói nghèo chống nội chiếnĐảng Cộng sản lãnh đạo
tháng 5/1947Vũ HánGiá cả tăng cao, học phí đại học công lập tự phát không theo quy địnhHọc sinh và quân cảnh xung độtĐảng Cộng sản lãnh đạo
tháng 10/1947Hàng ChâuHọc sinh Đại học Chiết Giang tham dự Hội bí mật của Đảng Cộng sản bị chết bất thường trong nhà laoCác trường Đại học toàn quốc kháng nghị Chính phủ về vụ thảm sát sinh viênĐảng Cộng sản lãnh đạo
tháng 1/1948Thượng HảiHọc sinh Đồng Tể bầu cử Hội đồng tự trị bị Ban Giám hiệu đuổi họcHọc sinh Đại học Đồng Tể kiến nghị Phó Thị trưởng Chính phủĐảng Cộng sản lãnh đạo
tháng 3/1948Bắc BìnhChính phủ Trung Hoa dân quốc điều tra niêm phong các tổ chức bí mật của Đảng Cộng sản tại Đại học Hoa BắcHơn 1 vạn sinh viên đốt lửa trại tại Quảng trường Dân chủ-
tháng 4/1948Bắc BìnhChính phủ Trung Hoa dân quốc truy bắt học sinh Hoa Bắc500 sinh viên kiến nghị tại trụ sở Chính phủ Bắc BìnhĐảng Cộng sản lãnh đạo
tháng 6/1948Thượng HảiChính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ kinh tế Nhật BảnTại Thượng Hải hơn 1 vạn sinh viên tuần hành thị uy kiến nghị Hoa Kỳ không hỗ trợ Nhật Bản, Đại học Thiên Tân, Bắc Dương cự tuyệt không nhận viện trợ từ Hoa Kỳ-
tháng 7/1948Bắc BìnhHội nghị tham mưu Bắc Bình quyết định kiểm tra tư cách nhập học của học sinh Đông Bắc lưu vong tại Đại học Bắc Bình4000 học sinh kiến nghị Lý Tông Nhân-
tháng 7/1948Bắc BìnhChính phủ và học sinh đối đầu, 8 học sinh thiệt mạng1 vạn học sinh tới nhà Lý Tông Nhân kiến nghịĐảng Cộng sản lãnh đạo

Tình báo và tuyên truyền

Ngoài ra, Đảng Cộng sản có đội ngũ tình báo trong Chính phủ Trung Hoa dân quốc như Lưu Phỉ, Hùng Hướng Huy, Quách Nhữ Côn cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho sách lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngoài ra con gái của Phó Tác NghĩaPhó Đông Cúc là nữ tình báo trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Trung Quốc.